Ủy ban Nobel ngày 7/10 công bố giải Nobel Y Sinh năm 2019 thuộc về nhóm 3 tác giả William G. Kaelin Jr, Sir Peter J. Ratcliffe và Gregg L. Semenza
Giải Nobel Y Khoa năm 2019 được trao cho các nhà khoa học William G. Kaelin, Peter Ratcliffe và Greff Semenza vì "các phát hiện về cách các tế bào cảm giác và thích nghi với sự hiện diện của oxy".
Ủy ban Nobel nói rằng dù người ta đã biết từ lâu rằng oxy là thiết yếu để duy trì sự sống, cơ chế phân tử đằng sau cách các tế bào phản ứng khi lượng cung oxy giảm hoặc tăng vẫn là bí ẩn. Và các nhà khoa học đạt giải năm nay chính là người giải thích được cơ chế đó.
"Phát hiện mang tính nền tảng này giúp chúng ta mở rộng tầm hiểu biết về cách thức cơ thể thích nghi với sự thay đổi. Những ứng dụng từ các phát hiện này đã bắt đầu thay đổi cách thức điều trị y tế", Randall Johnson, thành viên Ủy ban Nobel, nhận định về công lao của các nhà khoa học tại buổi họp báo ngày 7/10.
Theo Ủy ban Nobel, cơ chế thích nghi với oxy thay đổi là một trong những lý do các loài động vật có thể thích nghi được ở nhiều điều kiện sống.
Ba nhà khoa học được trao giải Nobel Y Sinh 2019. Ảnh: Nobel Prize Twitter. |
William G . Kaelin là giáo sư y khoa tại Đại học Harvard của Mỹ. Theo Guardian, Ủy ban Nobel không có số điện thoại của Kaelin, nên họ phải đánh thức chị/em gái của ông dậy để chuyển máy cho ông.
Peter Ratcliffe là bác sĩ người Anh chuyên về sinh học tế bào và phân tử, nổi tiếng với công trình nghiên cứu về các phản ứng của tế bào đối với tình trạng thiếu oxy.
Gregg L. Semenza là giáo sư nhi khoa, khoa ung thư, hóa học sinh học, y học và ung thư tại Đại học Y khoa Johns Hopkins. Ông là giám đốc chương trình mạch máu tại Viện Kỹ thuật tế bào. Ông là người nhận giải thưởng Lasker năm 2016 cho nghiên cứu y học cơ bản.
Các nhà khoa học sẽ chia 3 số tiền 9 triệu kronor Thụy Điển (hơn 908.300 USD).
Mở đường cho các liệu pháp mới điều trị ung thư
Ba nhà khoa học Kaelin, Ratcliffe và Semenza đã phát hiện ra cơ chế tế bào quy định hoạt động của các gene phản ứng lại các mức độ oxy khác nhau. Các nghiên cứu này giải thích cách thức những mức oxy khác nhau ảnh hưởng đến trao đổi chất và chức năng sinh lý của tế bào.
Phát hiện của ba nhà khoa học còn giúp mở đường cho các liệu pháp mới để điều trị ung thư, bệnh thiếu máu và nhiều loại bệnh khác.
Ba nhà khoa học Kaelin, Ratcliffe và Semenza đã phát hiện ra cơ chế tế bào quy định hoạt động của các gene phản ứng lại các mức độ oxy khác nhau. Ảnh: New York Times. |
Phát hiện mang tính đột phá
Phác họa cho thấy (1) HIF-1α ko bị phân biến, liên kết với protein ARNT gắn vào đoạn ADN trên gene phản ứng với tình trạng oxy thấp. (2) Ở mức độ oxy bình thường, HIF-1α nhanh chóng phân biến (3) Sự hiện diện của oxy trong tế bào điều chỉnh quá trình phân biến bằng nhóm hydroxit trên HIF-1α. (4) VHL nhận thấy nhóm OH gắn kết và đánh dấu cho cơ chế proteasome. |
Kể từ khi giải thưởng được Alfred Nobel lập nên, đã có 109 giải Nobel Y Sinh được trao cho 216 nhà khoa học trong lĩnh vực Y học hoặc Sinh học, trong đó có 12 phụ nữ. Giải thưởng được trao bởi Ủy ban Nobel thuộc Viện Karolinska, đặt tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển.
Giải thưởng Y Sinh năm 2018 thuộc về hai nhà khoa học James P. Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) vì "phát hiện liệu pháp điều trị ung thư bằng cơ chế ức chế miễn dịch âm tính".
Thư ký Ủy ban Nobel Thomas Perlmann gọi điện chúc mừng người được trao giải Nobel Y Sinh năm 2019. Ảnh: NobelPrize.org. |
Trong di chúc cuối đời, nhà khoa học Alfred Nobel tuyên bố để lại 94% gia tài để vinh danh những người có cống hiến “vĩ đại nhất cho nhân loại” trong lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y Sinh, Văn học và Hòa bình. Người được Nobel ủy thác thực hiện di chúc là hai kỹ sư trẻ Ragnar Sohlman và Rudolf Lilljequist.
Họ lập ra Quỹ Nobel quản lý khối tài sản do nhà phát minh thuốc nổ để lại. Có 5 giải Nobel đầu tiên được trao vào năm 1901.
Đến năm 1969, Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho Kinh tế học tưởng nhớ Nobel (thường được biết đến với tên gọi giải "Nobel Kinh tế") ra đời và được trao để vinh danh Alfred Nobel.
Lê Thanh
- ĐÔI ĐIỀU VỂ TIẾT NIỆU VÀ NAM KHOA (26/01/2023)
- Cẩm nang về bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (11/12/2022)
- Liệu pháp tế bào an toàn và hiệu quả ở phụ nữ són tiểu đã được điều trị bằng phẫu thuật trước đó (26/01/2022)
- Có mối liên quan giữa COVID-19 và bất lực? (16/01/2022)
- Thuốc trừ sâu liên quan đến bệnh thận mạn ở nông dân (03/01/2022)
- QUÁ TRÌNH LỌC MÁU DO BỆNH THẬN MẠN TÍNH Ở NAM GIỚI THƯỜNG BẮT ĐẦU SỚM HƠN SO VỚI NỮ GIỚI (13/12/2021)
- Ứng dụng siêu âm Doppler trong phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh vi phẫu tại Bệnh Viện Trường ĐH Y Dược Huế (03/05/2020)
- Tỷ lệ nhiễm trùng tăng trước khi phát hiện ung thư (02/05/2020)
- Bốn giai đoạn điều trị Covid-19 (12/04/2020)
- Hơn một triệu người nhiễm nCoV toàn cầu (03/04/2020)
- 5 vật dụng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư "khủng" nhất luôn có mặt trong bếp nhà bạn (12/01/2020)
- Em bé thứ hai ra đời nhờ tử cung hiến của người chết (11/01/2020)
- Đã xác định nguyên nhân gây ra dịch bệnh viêm phổi cấp ở Trung Quốc (10/01/2020)
- WHO: Bệnh viêm phổi lạ tại Vũ Hán, Trung Quốc do chủng virus mới gây ra (10/01/2020)
- Thực phẩm 'làm từ không khí' có thể cạnh tranh với đậu nành (09/01/2020)
- Dân số Việt Nam đạt gần 97 triệu người (08/01/2020)
- Sau khi uống rượu, bia bao lâu cơ thể không còn nồng độ cồn? (03/01/2020)
- 10 trường hợp y khoa kỳ lạ năm 2019 (31/12/2019)
- Làm Thế Nào Để Có Sức Khỏe Tốt? (26/12/2019)
- Lãnh cảm - bệnh khó nói nhưng dễ chữa (18/12/2019)