Tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ 09/2019 các bác sĩ đã tiến hành sử dụng siêu âm Doppler để giúp xác định một cách chắc chắn các tĩnh mạch và động mạch thừng tinh trong quá trình phẫu thuật vi phẫu.
Thừng tinh là một cấu trúc nuôi dưỡng tinh hoàn, trong thừng tinh chứa ống dẫn tinh, các mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là khi các tĩnh mạch nằm trong thừng tinh bị giãn nở, trở nên lớn hơn và có thể nhận thấy bằng mắt thường. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý khá phổ biến, thường xảy ra nhất ở tuổi thanh thiếu niên trở lên nhưng cũng có thể phát bệnh khi còn nhỏ. Bệnh không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày nhưng có nguy cơ gây vô sinh hay suy sinh dục do loạn dưỡng tinh hoàn. Có đến 40% nam giới vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh không thể tự khỏi được do tĩnh mạch đã giãn ra thì không thể tự phục hồi. Người bệnh bị giãn tĩnh mạch thừng tinh ở mức nhẹ có thể được điều trị nội khoa và theo dõi nếu chưa ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, đối với trường hợp nặng hơn sẽ được chỉ định phẫu thuật để có hiệu quả điều trị cao nhất.
Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh được chỉ định khi có bất thường về chỉ số tinh dịch, có biểu hiện đau hoặc khó chịu, giảm kích thước tinh hoàn. Có nhiều phương pháp phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh như: phẫu thuật hở, phẫu thuật qua nội soi ổ bụng, phẫu thuật vi phẫu, làm tắc các mạch bằng bóng hay vòng xoắn... trong đó phẫu thuật vi phẫu (hình thức mổ bằng kính hiển vi) được áp dụng phổ biến, do an toàn, hiệu quả cao, ít biến chứng và được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị bệnh lý này. Ưu điểm của phẫu thuật dưới kính hiển vi là giúp nhận diện các động mạch và tĩnh mạch thừng tinh tốt hơn, tránh bỏ sót tĩnh mạch và tổn thương động mạch, bảo tồn khả năng nuôi dưỡng tinh hoàn. Tuy nhiên việc nhận diện này vẫn phụ thuộc vào chủ quan của phẫu thuật viên nên sai sót vẫn có thể xảy ra, trong trường hợp thắt nhầm động mạch có thể gây thiếu dưỡng tinh hoàn, làm nặng hơn tình trạng bệnh,
Tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ 09/2019 các bác sĩ đã tiến hành sử dụng siêu âm Doppler để giúp xác định một cách chắc chắn các tĩnh mạch và động mạch thừng tinh trong quá trình phẫu thuật vi phẫu. Việc xác định chính xác động mạch sẽ giúp bảo tồn khả năng tưới máu nuôi dưỡng tinh hoàn, xác định chính xác tĩnh mạch sẽ tránh bỏ sót, giảm tỷ lệ tái phát. Qua đó, giúp phục hồi chức năng sinh sản và cải thiện tối ưu các triệu chứng cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Các bệnh nhân tái khám sau phẫu thuật đều cho kết quả tốt khi được kiểm tra bằng siêu âm mạch máu tinh hoàn và tinh dịch đồ.
Ứng dụng mới trong phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế bắt kịp xu hướng điều trị ở các nước tiên tiến trên thế giới và là lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho bệnh nhân.
TS.BS Nguyễn Nhật Minh – ThS.BS Võ Minh Nhật
Khoa Ngoại Tiết Niệu, BV ĐH Y Dược Huế
- ĐÔI ĐIỀU VỂ TIẾT NIỆU VÀ NAM KHOA (26/01/2023)
- Cẩm nang về bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (11/12/2022)
- Liệu pháp tế bào an toàn và hiệu quả ở phụ nữ són tiểu đã được điều trị bằng phẫu thuật trước đó (26/01/2022)
- Có mối liên quan giữa COVID-19 và bất lực? (16/01/2022)
- Thuốc trừ sâu liên quan đến bệnh thận mạn ở nông dân (03/01/2022)
- QUÁ TRÌNH LỌC MÁU DO BỆNH THẬN MẠN TÍNH Ở NAM GIỚI THƯỜNG BẮT ĐẦU SỚM HƠN SO VỚI NỮ GIỚI (13/12/2021)
- Tỷ lệ nhiễm trùng tăng trước khi phát hiện ung thư (02/05/2020)
- Bốn giai đoạn điều trị Covid-19 (12/04/2020)
- Hơn một triệu người nhiễm nCoV toàn cầu (03/04/2020)
- Lịch sử 130 năm đầy kinh ngạc về rửa tay sát khuẩn (28/03/2020)
- Y bác sĩ: "Chúng tôi đi làm vì bạn, bạn ở nhà vì chúng tôi" (20/03/2020)
- nCoV tấn công cơ thể con người như thế nào? (15/03/2020)
- Phòng cách ly bệnh nhân nhiễm COVID-19 có gì đặc biệt? (11/03/2020)
- WHO đặt tên virus gây ra dịch COVID-19 là SARS-CoV-2 (22/02/2020)
- Những điều cần biết về mất nước mạn tính (17/02/2020)
- WHO: Virus corona mới sẽ được gọi là Covid-19 (11/02/2020)