Randy Dotinga
--- Dữ liệu cho thấy có một số mối liên quan với rối loạn cương dương (ED), nhưng cần nghiên cứu thêm
Một nghiên cứu ở SCOTTSDALE, Arizona, cho thấy có liên quan giữa Covid 19 và nguy cơ tăng số bệnh nhân rối loạn cương (ED) mới mắc. Dữ liệu nghiên cứu đã ghi nhận số trường hợp bất lực trong đó có 230.517 nam giới mắc COVID-19 và 232.645 người không mắc COVID-19.
Theo Kevin Chu, Đại học Miami, nhiễm SARS-CoV-2 có liên quan đến việc tăng nguy mắc mới rối loạn cương (ED) (OR 1.120, 95% CI 1.004-1.248, P = 0.0416).. Tuy nhiên trong một bài thuyết trình tại Hiệp hội Y học tình dục của Hội nghị thường niên Bắc Mỹ (SMSNA), Chu cho rằng "Nguy cơ có vẻ thấp, nhưng chúng tôi nghĩ rằng, vẫn còn quá sớm để kết luận được ảnh hưởng lâu dài của COVID-19, và theo thời gian, nguy cơ này có thể sẽ bị thay đổi".
Nhưng Ryan Terlecki, Atrium Health Wake Forest Baptist ở Winston-Salem, North Carolina, nói với tạp chí MedPage Today rằng ông nghi ngờ về tính thực tế của phát hiện này.
Terlecki, không thuộc nhóm nghiên cứu , cho rằng: “Chúng tôi thấy có mối quan hệ trực tiếp giữa COVID và ED, và nghiên cứu này không giúp ích được gì’. "Nó không thể đánh giá được tình trạng tình dục của đàn ông trước và sau khi mắc COVID" Nhóm nghiên cứu của Chu đã ghi trong bản tóm tắt báo cáo SMSNA rằng những người đàn ông có tiền sử mắc ED hoặc đang mắc ED đã được loại ra khỏi nghiên cứu.
T. Mike Hsieh, Đại học California San Diego, nói với MedPage Today rằng ông đã ghi nhận những bệnh nhân trẻ tìm cách điều trị ED sau khi nhiễm COVID-19. Ông cũng là đồng tác giả của một bài báo năm 2021 trên Sexual Medicine Reviews, nói về "COVID-19 đặc biệt có hại đến sức khỏe nhất là đối với nam giới và chức năng cương dương thông qua các cơ chế tiếp cận sức khỏe sinh học, tâm thần và chăm sóc sức khỏe."
Hsieh, cũng là người không thuộc nhóm nghiên cứu này, cho rằng những bệnh nhân mà ông đã gặp có các triệu chứng ED thường sẽ nhẹ hơn so với những triệu chứng thường thấy ở nam giới lớn tuổi và "Hầu hết những người đàn ông đều đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị tiêu chuẩn như Viagra và Cialis... đa số họ đều trở lại bình thường sau điều trị”.
Chu thừa nhận với MedPage Today rằng "Phần lớn sự ảnh hưởng của COVID tới dương vật và mô cương dương vẫn chưa được biết rõ. Mặc dù đã có bằng chứng cho thấy virus COVID có thể được tìm thấy trong mô dương vật, từ đó một số giả thuyết cho rằng nó gây ảnh hưởng tới chức năng nội mô, nhưng vẫn còn rất nhiều điều cần phải được nghiên cứu thêm "
Những người đàn ông bị nhiễm COVID-19 được ghi nhận có tuổi trung bình vào khoảng 47,1. Trong số đó có: 13% bị đái tháo đường và 27% bị tăng huyết áp. Những người đàn ông không bị nhiễm COVID-19 có độ tuổi trung bình vào khoảng 42,4. Trong số đó có: 7% bị đái tháo đường và 22% bị tăng huyết áp.
Các hạn chế của nghiên cứu này là thiếu dữ liệu về mức độ ED (nhẹ, trung bình, nặng) và mức độ nghiêm trọng của nhiễm COVID-19.
Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa COVID và ED đang được tiến hành, nhưng một nghiên cứu dựa trên khảo sát từ Ý đã phát hiện ra rằng nam giới bị nhiễm COVID-19 có nhiều khả năng bị ED hơn (OR 5,66, 95% CI 1,50-24,01). Vào tháng 9, rapper Nicki Minaj đã đăng một dòng trạng thái trên mạng xã hội rằng người bạn của chị họ cô ở Trinidad đã bị liệt dương sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Dòng trạng thái này đã lan truyền mạnh mẽ nhưng CDC và Anthony Fauci ( Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ), đã nhanh chóng bác bỏ dòng trạng thái này của Minaj.
Một báo cáo khác từ Ý cho thấy rằng "Rối loạn chức năng nội mô, thiểu năng sinh dục cận lâm sàng, suy nhược tâm lý và suy giảm huyết động ở phổi đều góp phần vào khả năng khởi phát ED. Thêm vào đó, COVID-19 có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tim mạch; do đó làm tăng thêm nguy cơ mắc ED."
Chu chỉ ra rằng một yếu tố khác có thể xảy ra là: Nam giới mắc COVID-19 có vẻ là đi khám bác sĩ thường xuyên hơn, điều này giúp họ có nhiều cơ hội đề cập đến bệnh ED của mình hơn. Ông trích dẫn một nghiên cứu vào tháng 6 năm 2021, cho rằng "Đại dịch COVID đã làm tăng đột phá doanh số bán thuốc ức chế PDE5", như sildenafil (Viagra) và tadalafil (Cialis). Dữ liệu đó "có thể cho thấy số lượng nam giới mắc ED tăng", Chu nói. Ngoài ra ông nói thêm rằng "Những thông tin trên cho thấy là chúng ta cần khám phá thêm về chủ đề này”.
Terlecki nhắc lại rằng nghiên cứu trong tương lai cần phải kiểm tra những người đàn ông mắc ED trước và sau khi chẩn đoán mắc COVID. Ông nói: “Điều quan trọng cần nhận ra là chúng tôi đã thấy nhiều nam giới mắc SARS-CoV-2 không triệu chứng khi xét nghiệm định kỳ cho công việc, phẫu thuật,...”. “Theo lời kể, tôi thấy một lượng lớn nam giới mắc COVID nhưng không mắc ED. Những người này đều không có triệu chứng bị nhiễm COVID và chỉ tình cờ phát hiện khi xét nghiệm”
HueUNA lược dịch
- ĐÔI ĐIỀU VỂ TIẾT NIỆU VÀ NAM KHOA (26/01/2023)
- Cẩm nang về bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (11/12/2022)
- Liệu pháp tế bào an toàn và hiệu quả ở phụ nữ són tiểu đã được điều trị bằng phẫu thuật trước đó (26/01/2022)
- Thuốc trừ sâu liên quan đến bệnh thận mạn ở nông dân (03/01/2022)
- QUÁ TRÌNH LỌC MÁU DO BỆNH THẬN MẠN TÍNH Ở NAM GIỚI THƯỜNG BẮT ĐẦU SỚM HƠN SO VỚI NỮ GIỚI (13/12/2021)
- Ứng dụng siêu âm Doppler trong phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh vi phẫu tại Bệnh Viện Trường ĐH Y Dược Huế (03/05/2020)
- Tỷ lệ nhiễm trùng tăng trước khi phát hiện ung thư (02/05/2020)
- Bốn giai đoạn điều trị Covid-19 (12/04/2020)
- Hơn một triệu người nhiễm nCoV toàn cầu (03/04/2020)
- Lịch sử 130 năm đầy kinh ngạc về rửa tay sát khuẩn (28/03/2020)
- Y bác sĩ: "Chúng tôi đi làm vì bạn, bạn ở nhà vì chúng tôi" (20/03/2020)
- nCoV tấn công cơ thể con người như thế nào? (15/03/2020)
- Phòng cách ly bệnh nhân nhiễm COVID-19 có gì đặc biệt? (11/03/2020)