Nhân một trường hợp giãn bẩm sinh đoạn cuối niệu quản thành nang (ureterocele)

ThS Nguyễn Đăng Đội,
Bộ môn Ngoại trường ĐH Y Dược Huế
 

     Thuật ngữ giãn bẩm sinh đoạn cuối niệu quản thành nang( ureterocele) được tác gỉa Lilienfeld dùng lần đầu tiên là vào năm 1856, nhưng cho đến năm 1911 thì Young mới chính thức là người đã áp dụng phẫu thuật điều trị cắt chỏm nang và nong rộng lổ niệu quản...Mãi cho đến nhiều năm sau đó thì phương pháp điều trị nầy vẫn còn được phổ biến cho đến khi Y học có những tiến bộ hơn để thay thế sau nầy.
     Bệnh gặp ở bé gái nhiều hơn trai và thường hay gặp trên những niệu quản phụ của những bệnh nhân mang bệnh lý thận-niệu quản đôi bẩm sinh, nang niệu quản thường hay sa chủ yếu vào trong lòng của bàng quang, trước thời kỳ có siêu âm chẩn đoán thì bênh tương đối khó phát hiện trong lảnh vực chuyên khoa niệu nhi, bệnh thường có những biểu hiện trên lâm sàng bằng những dấu hiệu chung chung và không đặc thù như hội chứng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, bệnh cảnh nhiễm trùng đường tiểu kéo dài tái diễn hoặc tình trạng rối loạn đi tiểu như tiểu láu,tiểu rắt, nhưng đôi khi nang niệu quản cũng có thể phát triễn rồi lan rộng dưới niêm mạc bàng quang và tiến dần đến chèn ép vào cổ bàng quang gây ra bí tiểu cần phải can thiệp...Đó cũng chính là nội dung của trường hợp lâm sàng hồi cứu sau đây trên một bé gái mang bệnh lý nầy cách đây hơn 20 năm trước về trước mà tôi đã điều trị.
( Chi tiết xin xem bài toàn văn ở file pdf đính kèm)

 

Nguồn: Hội Tiết niệu - Thận học Thừa Thiên Huế
Các bài viết khác: