Phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da điều trị sỏi thận tại BV TW Huế
Hoàng Văn Tùng, Lê ĐÌnh Khánh, Nguyễn Khoa Hùng ( ĐH Y Dược Huế)
Trương Văn Cẩn, Phạm Ngọc Hùng ( BV TW Huế)
TÓM TẮT:
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi lấy sỏi thận qua da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên31 bệnh nhân sỏi thận được điều trị bằng nội soi tán sỏi thận qua da tại khoa Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 11/2007 đến tháng 2/2009. Kết quả : Tuổi trung bình của bệnh nhân 49 ± 10,5 (nhỏ nhất 42, lớn nhất 73). Sỏi bể thận 12 trường hợp ( 29,03%), sỏi đài bể thận 10 trường hợp (16,12%), sỏi san hô 12 trường hợp ( 38,7% ). Để tạo đường hầm vào thận, nghiên cứu đã sử dụng đường chọc vào đài dưới trong 23 trường hợp (74,19%), đài giữa 5 trường hợp (16,12%) và đài trên 1 trường hợp (3,22%) và qua đường dẫn lưu thận 2 trường hợp (6,45%). Mức độ ứ nước thận ở các trường hợp phẫu thuật Độ I 3 trường hợp (9,67% ), Độ II: 13 trường hợp (41,93% ) Độ III: 10 trường hợp (32,25%) , Không ứ nước 5 trường hợp (16,12%). Kết luận: Nội soi tán sỏi thận qua da là phương pháp hiệu quả cho điều trị sỏi đài bể thận (83,9% thành công), tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm lâm sàng.
Các bài viết khác: