Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả kỹ thuật tríc tinh trùng ở bệnh nhân vô tinh tại BV TW Huế

Lê Ngọc Bích, Trương Văn Cẩn, Lê Đình Khánh

 

TÓM TẮT
Mục tiêu: Góp phần nghiên cứu một số các đặc điểm lâm sàng-cận lâm sàng, kết quả thực hiện kỹ thuật trích tinh trùng ở bệnh nhân vô tinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 54 bệnh nhân nam giới vô tinh được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Trung Ương Huế. Bằng phương pháp mô tả, cắt ngang Nghiên cứu các đặc điểm chung, các đặc điểm lâm sàng-cận lâm sàng, đặc biệt là nồng độ các nội tiết tố trong máu FSH, LH, Testosteron. Áp dụng kỹ thuật PESA, TESA, TESE để chẩn đoán và trích tinh trùng cho thụ tinh nhân tạo.
Kết quả:Tuổi trung bình của bệnh nhân vô sinh là 36,0 ± 5,9 tuổi, nhóm 31-35 tuổi chiếm đa số (37%) Có tinh trùng chiếm tỷ lệ 74,1% trường hợp vô tinh. Thể tích tinh hoàn >12 ml có tỷ lệ tinh trùng cao (85,7%). Giá trị định lượng FSH (1-10mUI/ml) tỉ lệ tìm thấy tinh trùng 88,2%.Giá trị LH (1-10mIU/ml) tỷ lệ tìm thấy tinh trùng 76,7%. Giá trị  Testosteron trên 10 nm/l có tỷ lệ tinh trùng 100%. Kỹ thuật trích tinh bằng phương pháp PESA có 92,3% trường hợp thành công, TESA có 87,5%.
Kết luận: PESA và TESA là các kỹ thuật đơn giãn để trích tinh trùng phục vụ chẩn đoán và hỗ trợ điều trị vô sinh.

 

Nguồn: Hội Tiết niệu - Thận học Thừa Thiên Huế
Các bài viết khác: