HỘI TIẾT NIỆU - THẬN HỌC THỪA THIÊN HUẾ.

Địa chỉ: Khoa Tiết niệu BV Trung ương Huế, 16 Lê Lợi Huế; ĐT: 054.822325 – Máy lẻ 251; 
Email: nua.tthue@gmail.com
 


Để gửi câu hỏi/bài viết, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin ở biểu mẫu bên dưới.
Các trường có dấu * bắt buộc nhập
Người gửi:*
Email:
Tiêu đề:*
Nội dung:*  
Mã bảo vệ:*
 

Thận ứ nước có nguy hiểm không?
Hỏi

Em là thợ may, năm nay 27 tuổi. Cách đây 1 năm em đau lưng. Em đi siêu âm, nghe bác sĩ bảo em bị sỏi niệu quản, thận ứ nước. Em về nhà dùng nước lá và thuốc nam. Lưng đỡ đau và làm việc được bình thường. Lần này em đau lưng đi siêu âm bác sĩ bảo là em bị sỏi niệu quản, thận em bị ứ nước độ III. Em xin các bác sĩ tư vấn giúp liệu thận bệnh em có nguy hiểm không? Em cảm ơn nhiều.

Lê Thị Bích ( Quảng Bình) - Email: (02/02/2011)
Trả lời

Xin chào em.

Sỏi hệ tiết niệu và bệnh lý thường gặp nhất trong số các bệnh lý tiết niệu ở nước ta hiện nay. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Trong số các loại trên, sỏi niệu quản thường gây tổn thương thận hơn các loại khác.

Về triệu chứng, sỏi niệu quản thường có cơn đau quặn thận điển hình với đau thắt lưng, xuất hiện sau lao động nặng, đau lan xuống mặt trong đùi, đau thường không có tư thế giảm đau, có thể kèm theo sau đó đái máu. Tuy nhiên triệu chứng này không phải lúc nào cũng xuất hiện. Có lẽ cách đây 1 năm em đã có cơn đau quặn thận do sỏi niệu quản.

Về điều trị hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau. Trong trường hợp của em không nêu rõ là điều trị bằng loại thuốc nam gì, và điều trị như thế nào. Trong thực tế có nhiều loại thuốc lưu truyền trong dân gian về điều trị sỏi tiết niệu, tuy vậy, chúng tôi nhận thấy rằng nhiều trong số các loại này, thường có tính chất lợi niệu và giảm đau, giúp những sỏi nhỏ có thể bài xuất ra ngoài, còn đối với các sỏi lớn thì khả năng loại trừ qua đường tự nhiên là khó. Lẽ ra em nên đến khám bác sĩ chuyên khoa sau khi đi siêu âm phát hiện ra sỏi niệu quản để được tư vấn điều trị. Em đã mất 1 năm uống các loại thuốc nhưng không giải quyết được vấn đề tắt nghẽn nên thận vẫn bị ứ nước và ngày càng tăng lên.

Thận ứ nước độ III, thường là chức năng đã bị ảnh hưởng nhiều và khả năng thận không hoạt động nữa là rất lớn. Chúng tôi xin có mấy đề nghị:

Em nên đến khám tại bác sĩ chuyên khoa tiết niệu. Qua thăm khám cần xác định:

- Các triệu chứng hiện nay của em: có đau lưng nhiều hay không? Vùng thận bên có sỏi có đau, co gồ lên không? ( biểu hiện thận bị ứ nước)

-Chụp X quang hệ tiết niệu không chuẩn bị để xác định: Vị trí sỏi, bên bị sỏi, kích thước sỏi, hình dáng, bờ của viên sỏi, số lượng sỏi...

Làm một số xét nghiệm để kiểm tra chức năng thận đặc biệt là thận bị sỏi: một số xét nghiệm có thể làm là chụp niệu đồ tĩnh mạch ( bơm thuốc cản quang vào tính mạch rồi chụp X quang), hoặc xét nghiệm thận đề. Qua các xét nghiệm này, các bác sĩ có thể cho em biết thận bên có sỏi của em còn hoạt động hay đã hỏng và trên cơ sởi đó có thể có cách điều trị thích hợp.

-Siêu âm: siêu âm để xác định hình thái của thận và của hệ tiết niệu của em

-Một số các xét nghiệm máu và nước tiểu khác như xét nghiệm cấy nước tiểu, urê máu...

Sau khi có đầy đủ các dữ liệu mới có thể trả lời cho em được thận em hiện nay ra sao. Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân, chúng tôi cho rằng em cần phải đi khám và cần điều trị càng sớm càng tốt. Chúng tôi sẽ viết thêm cho em về các phương pháp điều trị sỏi niệu quản. Hiện em em còn trẻ, có thể chúng tôi sẽ chọn phương án bảo tồn thận nếu có thể.

Em có thể nếu được cung cấp thêm các thông tin, chúng tôi sẽ tư vấn thêm cụ thể hơn.

Chúc em may mắn,

PGS TS Lê Đình Khánh

Trường ĐH Y Dược Huế

BV TW Huế

 

 

PGS TS Lê ĐÌnh Khánh
Các bài viết khác:
[ Trở lại ]  [ Xem tất cả » ]